Tuyến du lịch phục vụ Festival Quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam.

Địa chỉ: 109 đường Trần Minh Sơn , p.An Khánh,q.Ninh Kiều,Tp.Cần Thơ

Số điện thoại: 0901039997

Vi Vi

Tuyến du lịch phục vụ Festival Quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam.

Festival Quốc tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023 với chủ đề “Hành trình trăm năm lúa gạo Việt” diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/12 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và các tuyến đường trong Khu hành chính.
  • Liên hệ
  • 4473

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Festival Quốc tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023

Festival được tổ chức với quy mô quốc tế, thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu đến từ các nước Châu Phi, các nước xuất nhập khẩu gạo lớn trên thế giới cũng như nhiều nước là đối tác xuất khẩu gạo của Việt Nam, một số tổ chức hợp tác quốc tế liên quan ngành hàng lúa gạo, đại biểu trong nước.

Festival quốc tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023 là sự kiện quan trọng nhằm: Thúc đẩy xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và giúp ngành hàng lúa gạo Việt Nam và các thương hiệu nông sản có chỉ dẫn địa lý tăng sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

Tạo điều kiện để người nông dân, các tổ chức, địa phương, doanh nghiệp trong nước và quốc tế có cơ hội được giao lưu, hợp tác, tiếp cận với những kiến thức sản xuất, công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng; đáp ứng yêu cầu số hóa ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thông minh, bền vững.

Với chủ đề “Hành trình trăm năm lúa gạo Việt”, Festival sẽ tái hiện lại hành trình phát triển của ngành lúa gạo Việt Nam từ xưa đến nay, từ những bước đi sơ khai đến những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước./.

Cùng với đó. Du lịch duy Khoa đem đến cho bạn một chuyến trãi nghiệm tốt hơn với tour gồm các địa điểm tham quan ở Vị Thanh trong hành trình này:

 

1. Chợ chồm hổm:

Chợ Vị Thanh được biết đến với nhiều tên khác nhau. Bà con thường gọi nơi này là chợ nông thôn hay chợ quê vì những người bán hàng trong chợ đa phần là nông dân chính hiệu. Họ tự trồng rau củ, tự đánh bắt những sản vật đồng quê rồi mang ra chợ bán, vì thế, giá cả rẻ hơn nhiều so với những nơi khác.

Chợ còn được biết đến với cái tên dân dã hơn là chợ “chồm hổm”. Bởi lẽ, những người bán hàng tại đây không có sạp hay ki ốt như các nơi khác. Người bán thường ngồi xổm hoặc kê ghế nhỏ rồi bày hàng hóa gọn gàng trong khoảng hai đến bốn mét vuông quanh mình, mỗi ô vuông như vậy được cho thuê với giá 20.000 đồng/buổi để dành cho công tác quản lý và vệ sinh. Người mua hàng cũng vì thế mà ngồi “chồm hổm” lựa chọn những hàng hóa mà mình yêu thích.

2. Di tích chiến thắng Chương Thiện:

Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện nơi ghi lại những bước thăng trầm của lịch sử tỉnh Hậu Giang trong cuộc chiến tranh với sự mất mát, hy sinh vì bình yên, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Di tích Chiến thắng Chương Thiện đã được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt và trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Hậu Giang.

Trước đây, di tích này có tên gọi là Di tích Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân Khu 9. Hiện tại, di tích phân bố tại 2 điểm: Phường V (thành phố Vị Thanh) và xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, là nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử của quân và dân Khu 9.

Chương Thiện là một tỉnh được chính quyền Sài Gòn thành lập năm 1960, được xem như đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng để đi Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, U Minh, Rạch Giá. Chiến thắng Chương Thiện, đánh bại 75 lượt tiểu đoàn địch vào năm 1973 tạo tiền đề cho sự chuyển hướng của cách mạng miền Nam, tiến tới Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đại thắng.

Ở thành phố Vị Thanh, Khu di tích Chiến thắng Chương Thiện được khánh thành và đưa vào sử dụng vào năm 2014 trở thành điểm tham lý tưởng cho du khách muốn tìm hiểu về cuộc đấu tranh anh dũng của người dân vùng sông nước Nam Bộ.

3. bảy ngã sông:

Chợ nổi là một nét văn hóa đặc trưng của miền Tây sông nước, nhắc đến chợ nổi miền Tây thì không thể không nhắc đến chợ nổi Ngã Bảy – Phùng Hiệp. Hình ảnh quen thuộc với du khách là những chiếc ghe chở đầy hàng hóa, cây bẹo cao cao để giới thiệu sản phẩm được bán để người mua dễ chọn lựa. Không chỉ là nét văn hóa độc đáo, là “hồn sông nước”, chợ nổi Ngã Bảy còn lưu dấu bước chân tiền nhân, thể hiện tập quán văn hóa thương hồ của ông cha đã gần một thế kỷ trên vùng đất phù sa màu mỡ.

Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp nức tiếng một thời, bởi bề dày lịch sử hơn trăm năm và không khí mua bán nhộn nhịp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi Ngã Bảy hình thành vào khoảng năm 1915, sau 10 năm đào kênh xáng ở đây. Chợ nằm ngay nơi giao nhau của 7 tuyến sông: Cái Côn, Mang Cá, Búng Tàu, Sóc Trăng, Xẻo Môn, Lái Hiếu, Xẻo Vong. Nhiều làng nghề đã hình thành dọc tuyến sông như đóng ghe, đan cần xé, trồng rẫy… Với chợ nổi Ngã Bảy, việc tụ họp tại 7 nhánh sông đã trở thành một nét riêng khó hòa lẫn và sẽ là điều bí ẩn thu hút những ai thích du lịch Miền Tây khám phá, bởi mỗi nhánh sông có một làng nghề đặc trưng không giống nhau… Nơi đây cũng đã đi vào thơ, nhạc càng làm say đắm lòng người.

Cùng Dulichduykhoa Trãi Nghiệm chuyến đi tuyệt vời này nhé!!

 

 

Các dòng xe cùng loại
0
Hotline
Zalo

0901039997